Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

NHỚ THIẾU NỮ TÂY NGUYÊN NGỰC TRẦN TRẢI NẮNG

Các cậu con trai hết lời ca ngợi vẻ đẹp của các cô nàng yêu quí: mái tóc, làn da và nhất là đôi vú mà người ta chẳng việc gì phải che dấu và đàn ông điên lên vì chúng, tới mức họ tạc hình chúng lên các cây gỗ trong nhà, từ cầu thang cho tới xà ngang[1].

Đầu tư cho tôn tạo di tích: CẨN THẬN KẺO “TIỀN MẤT TẬT MANG”!

Trong tổng số 15.400 tỷ mà Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch đề xuất trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011 – 2015 thì 11.000 tỷ là dành cho việc tu bổ, tôn tạo di tích. Nhìn vào số tiền lớn ấy, có người mừng, có người lo. Mừng vì nhà nước quan tâm, lo là trong trào lưu “mới hóa” di tích như hiện nay, số tiền ấy sẽ được tiêu thế nào.

Chuyên đề: MỔ XẺ “MẦM BỆNH” TRONG TRÙNG TU DI TÍCH

“Làm chùa tô tượng đúc chuông, ba công đức ấy thập phương nên làm”, câu khẩu hiệu lớn ấy được chùa một ngôi chùa lớn trên đường Âu Cơ (Quận Tây Hồ, Hà Nội) đặt ở vị trí đẹp nhất, dễ dập vào mắt nhất để ai vào chùa cũng nhận ra thông điệp này. Chình ình hai bên khẩu hiệu là hai tượng sư tử cao tầm 2m đục bằng đá trắng oai vệ đặt chân lên một tảng đá tạc mấy chú sư tử bé hơn. Với phong cách hiện đại, tượng mang dáng vẻ uy phong chẳng khác nào chú sư tử trong phim bom tấn “Narnia” của Hollywood (!).

“PR” cho cổ nhạc Cổ nhạc lên mạng xã hội (Bài 2)


“Hi, chị Huệ ơi, tuần này em có thể nghe hát vào hôm nào ạ?”, nickname Thành Thịnh hỏi thăm trên trang mạng facebook. Ít giờ sau đã thấy chị Huệ trả lời comment[2] về thời gian và địa điểm của buổi biểu diễn mới của nhóm. Xem ra, nhờ mạng xã hội, khoảng cách giữa người nghệ sĩ và khán giả đã được rút ngắn rất nhiều.

“PR” cho cổ nhạc: Ngọc trong đá (Bài 1)


TS. Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản trong một buổi hội thảo từng nói, “cần nhận thức marketing di sản văn hóa như một loại công cụ hữu hiệu để góp phần tôn vinh di sản văn hóa dân tộc”. Nhận thức là vậy, tuy nhiên đến nay việc marketing cho di sản của Việt Nam vẫn chưa có một bước đi đáng kể. Tại sao vậy? Thu gọn vào chủ đề truyền thông cho du lịch cổ nhạc để có một cái nhìn cụ thể về vấn đề này.

PGS.TS. Lê Thị Hoài Phương: NGHỆ THUẬT TUỒNG ĐÃ XUẤT HIỆN NHỮNG “NGÔI SANG ĐANG MỌC”


Liên hoan sân khấu tuồng truyền thống toàn quốc 2011 vừa qua đã thành công tốt đẹp với 43 huy chương vàng, bạc, hầu hết đều dành cho những gương mặt trẻ. Đây là tín hiệu vui cho lớp kế cận của nghệ thuật tuồng. Để chia sẻ cùng độc giả thông tin trên, PV đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS.Lê Thị Hoài Phương, Trưởng ban Nghiên cứu Nghệ thuật, Viện VH- NT Việt Nam, người đã tham dự cuộc liên hoan lần này.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan: LIÊN HOAN DÂN CA VIỆT NAM 2011 ĐÃ XUẤT HIỆN THÊM NHIỀU GIỌNG CA TRẺ


Liên hoan dân ca Việt Nam 2011 đã kết thúc giai đoạn đầu ở khu vực miền Bắc với đêm chung kết hôm 20.3 vừa qua. Đây là hoạt động lớn mang tầm quốc gia định kỳ 2 năm/lần do Đài THVN và Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp tổ chức. Mục đích của liên hoan là tìm kiếm và phát hiện các làn điệu dân ca nguyên thể, mang tính đặc trưng của vùng miền cùng những giọng hát dân ca đặc sắc.

CHUYỆN VỀ NHỮNG LỄ HỘI “BẠO LỰC”


Đánh nhau, chen lấn gây náo loạn, dùng hung khí cố tình gây sát thương…là những hành động vốn không thể chấp nhận trong xã hội văn minh. Ấy thế mà ở một số lễ hội, những cảnh mất kỷ cương ấy lại từng bị làm ngơ, thậm chí hô hào cổ vũ. Mùa lễ hội 2011 mới ngấp nghé khởi động, song những cảnh đáng buồn ấy dường như vẫn lặp lại.

TRUYỀN THÔNG CHO LÀNG NGHỀ: KHÓ Ở ĐÂU?


Bạn cho mình xin số điện thoại và email để nếu làng nghề có tổ chức sự kiện gì mình còn liên lạc” – lời đề nghị của anh quản lý gian hàng làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng trong một lễ hội quảng bá làng nghề gần đây khiến tôi khá bất ngờ. Bởi lẽ, cách làm việc chuyên nghiệp này vốn chỉ xuất hiện ở các sự kiện có những công ty truyền thông khi muốn mở rộng liên lạc với cánh nhà báo.