Ông nói rằng từ bé mình chỉ biết Hà Nội qua sách vở và chỉ 8 năm trước, ông mới lần đầu tiên ông đặt chân lên mảnh đất này. Nhưng, dù chỉ đến với thủ đô qua những chuyến công tác ngắn ngày, ông vẫn kịp có nhiều trải niệm với nơi đây.
Người ta từng thấy “ông già” Trần Quang Hải vừa say sưa chìm đắm với nhạc ca trù ở cửa đình sau đó đã lại xắn tay đệm đàn muỗng cho nhóm hiphop Bigtoe thể hiện những động tác múa cuồng nhiệt ngay giữa đường phố Hà Nội. Xem ra, cái tuổi 66 của ông vẫn chưa phải là già.
Dăm điều đó thôi đã thấy tò mò về một chút Hà Nội của Trần Quang Hải – một nhà nghiên cứu âm nhạc, một người bạn và một người con xa xứ.
- Thưa ông, tại sao ông lại “gặp” Hà Nội muộn vậy?
Tôi rời Việt
- Cảm giác của lần đầu ấy như thế nào?
Bạn biết không, trước đó Hà Nội với tôi là một thế giới mới lạ mà tôi chỉ biết qua sách vở, phim ảnh chứ chưa từng đặt chân tới. Lúc ấy, tôi đã 58 tuổi rồi mà vẫn không kìm được sự hồi hộp, rạo rực vừa có chút nôn nao muốn nhìn thấy thủ đô của xứ Việt. Một cảm xúc kỳ lạ, muốn trào nước mắt.
- Từ buổi ấy đến nay ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống cổ nhạc đất Hà thành. Ông đánh giá thế nào về việc lưu giữ vốn cổ âm nhạc của người Hà Nội?
Ở Hà Nội tập trung khá nhiều thể loại cổ nhạc miền Bắc nhưng mỗi loại đều có một số phận. Khi hát Xẩm tại chợ Đồng Xuân thu hút khá nhiều dân chúng tới xem thì những buổi biểu diễn Quan Họ, Ca Trù tuy được tổ chức thường xuyên nhưng chưa được như mong muốn. Nếu Chầu Văn được hồi phục chỗ đứng trong lòng người dân Hà Nội thì múa rối nước rất được du khách ngoại quốc ưa chuộng.
Tôi nghĩ giá nghệ nhân có nơi trình diễn thường xuyên, đồng thời cổ động dân Hà Nội tham gia hỗ trợ các sinh hoạt này thì mọi chuyện sẽ tốt hơn. Ngoài ra, viện âm nhạc và nhạc viên nên có những buổi giới thiệu nhạc cổ truyền cho giới trẻ học đường từ tiểu học đến trung học.
- Nói đến giới trẻ, hình như ông đã từng đệm đàn muỗng cho một nhóm nhảy hiphop ngay trên đường phố Hà Nội?
Đó là vào tháng Giêng năm 2010. Lúc ấy tôi dùng muỗng để thử nghiệm cho các bạn trẻ thấy là có thể dùng những nhạc cụ cổ truyền trong loại nhảy hip hop. Kết quả là đầy triển vọng trong tương lai. Vì thế, trong hội thảo quốc tế ICTM về dân tộc nhạc học tại Hà Nội tháng 7 vừa qua, một lần nữa các em lại nhảy trên nền của đàn môi. Cũng trong dịp này, một tham luận về đề tài đối chiếu Hát Xẩm và Hip hop và ứng dụng của nó là nhảy hiphop trên nền Xẩm cũng được đón nhận nhiệt tình.
- Có một bài viết nói rằng, tuy ca trù có ở nhiều nơi (theo thống kê là 14 tỉnh thành), nhưng có thể coi ca trù là “dân ca của Hà Nội”, ông thấy đánh giá này thế nào?
Tôi không cho Ca Trù là “dân ca của Hà Nội” vì đa số dân Hà Nội không hiểu gì về Ca Trù. Thể loại âm nhạc này chỉ được “tái sinh” sau khi bà Quách Thị Hồ được tôn vinh ở hải ngoại và được phong tặng chức Nghệ sĩ nhân dân. Ca Trù được “sống lại” từ vài mươi năm nay thôi.
- Hoàng Thành Thăng Long vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, liệu hỏi một Giáo sư âm nhạc học về việc nên bảo tồn như thế có nào có được không, thưa ông?
Theo tôi, cũng như văn hóa phi vật thể, việc lưu giữ các di tích lịch sử ở Hà Nội rất khẩn cấp. Theo định nghĩa của di sản văn hóa thế giới, thì một nơi được chọn sẽ không được thay đổi bất cứ gì và phải tôn trọng và bảo trì cẩn thận. Đó là việc làm của những chuyên gia khảo cổ và của chính quyền.
- Xin gác lại câu chuyện về chuyên môn, thế còn những người bạn Hà Nội của ông thì sao?
Họ đã cho tôi những kỷ niệm đẹp bằng sự nồng hậu và thân tình. Qua những cuộc gặp gỡ với các nhóm nghệ nhân, mà thực là những người bạn, tôi hiểu thêm về giá trị của cổ nhạc và đời sống muôn mầu của nó ở đất Hà thành. Nguyễn Thị Minh Châu, Bùi Trọng Hiền, Lê Văn Toàn và những nghiên cứu viên ở Viện Âm nhạc với sự nghiêm túc và nhiệt tình hiếm có của mình đã giúp tôi mở rộng tầm mắt về sinh hoạt âm nhạc ở Việt Nam. Đó còn là tình thân khi chính họ và những người bạn nhỏ thân thiết khác đã đưa tôi đi khám phá Hà Nội và những món ăn “đặc sản” nổi tiếng ở đây. Điều này thực sự rất thú vị!
- Được biết, vừa rồi ông đã tặng cho Viện âm nhạc Việt
Việc này tùy thuộc vào điều kiện tài trợ mà lúc đó chưa thể thực hiện được. Tôi chỉ mang về một số nhỏ tài liệu cho thấy bộ môn dân tộc nhạc học ở xứ người như thế nào. Đó là dự án trong tương lai là làm sao mang về Việt
- Nếu Paris hoa lệ, thủ đô của nước Pháp là nơi ông định cư, thì Hà Nội, thủ đô của quê hương yêu dấu có ý nghĩa thế nào với ông?
Dù là người sinh ra tại một miền khác và lớn lên ở xứ Pháp, Hà Nội đã mang lại cho tôi hình ảnh của nền văn minh, văn hóa và nghệ thuật của dân tộc Việt
- Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này!
Điệp Trần (thực hiện)
Đăng trên báo Thời Nay ngày 27.9.2010
Chú thích ảnh:
Ảnh 1: Với Giáo sư Trần Quang Hải, khám phá Hà Nội thực sự thú vị
Ảnh 2: Phút ngẫu hứng của GS.Trần Quang Hải với những người bạn Hà Nội.
Ảnh 3: GS.Trần Quang Hải biểu diễn chơi đàn môi tại Hội thảo quốc tế ICTM về âm nhạc dân tộc
Thông tin thêm
GS.Trần Quang Hải là con trai trưởng của GS.Trần Văn Khê, người có công to lớn trong việc truyền bá âm nhạc cổ truyền Việt Nam ra thế giới. Ông đã trình diễn hơn 3000 buổi giới thiệu nhạc Việt tại 65 quốc gia, giảng dạy tại hơn 100 trường đại học trên thế giới và tham dự hơn 130 đại hội liên hoan quốc tế nhạc truyền thống.
Tuy nối gót cha theo đuổi sự nghiệp bảo tồn cổ nhạc Việt Nam, song GS.Trần Quang Hải thiên về ứng dụng, biểu diễn và thuyết trình giới thiệu âm nhạc dân tộc học. Quan điểm nghiên cứu của ông là kết hợp chất nhạc cổ truyền của nhiều dân tộc, pha trộn tùy hứng với jazz, nhạc đương đại với nhiều loại nhạc khí và kỹ thuật giọng hát để tạo thành một loại nhạc mới lạ mang tính ứng dụng. Ngoài ra, ông còn được biết đến như một chuyên gia về đồng song thanh và đàn muỗng. Kết quả, hơn 400 bản nhạc cho đàn tranh, đàn môi, muỗng, đồng sonh thanh, nhạc tùy hứng và đương đại của ông đã ra đời.
Hiện, GS.Trần Quang Hải đang làm đại diện của Việt Nam (ủy viên) tại Hội đồng âm nhạc truyền thống quốc tế (ICTM).
Tóm lược từ tranquanghai.info