Khi
đời sống hiện đại phủ khắp Tây Nguyên cũng là lúc những nét văn hóa cổ truyền
của các tộc người nơi đây có phần lung lay và suy giảm. Hát nhạc mới thay vì
dân ca, chơi nhạc tây thay vì những nhạc cụ cổ truyền đơn sơ mộc mạc, giới trẻ
đã dần quên đi những nét đẹp và giá trị trường tồn của dân tộc mình. Di sản của
cha ông giờ chỉ còn được ít người tận tâm lưu giữ. Nghệ nhân chế tác nhạc cụ cổ
truyền người Jarai Rơchâm Ti’h là một trong số ấy. Để hiểu rõ hơn những tản mạn
về giá trị cổ nhạc của dân tộc Jarai, PV đã có cuộc trò chuyện cùng anh.
Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012
NGƯỜI LƯU GIỮ TINH HOA CHẦU VĂN ĐẤT HÀ THÀNH
Khuôn mặt rạng ngời,
râu tóc trắng, vóc dáng phương phi với giọng trầm vang hào sảng, ít ai nghĩ
được một cụ ông 90 tuổi lại có được thần thái tinh anh như thế. Trong giới
nghề, cụ Kha được coi là một trong những cung văn đại thụ, người nắm giữ không
ít tinh hoa chầu văn đất Hà Thành.
Danh cầm Kim Sinh: DÒNG ĐỜI LÀ NHỮNG CUỘC HỘI NGỘ
Có lẽ, trong âm nhạc
cổ truyền, ít ai có khả năng điêu luyện nhiều loại nhạc cụ như danh cầm Kim
Sinh. Với ông, cuộc đời không hẳn là đạt
được thành tựu này, thành công nọ mà còn là những mối thâm tình thú vị với
những tri kỷ có cùng tình yêu với cổ nhạc Việt.
Nghệ nhân Lê Bá Cao TRÚC DẪU CHÁY, ĐỐT NGAY VẪN THẲNG
“Có người lên đồng, bảo cung văn phải hát bài
Cây trúc xinh. Thấy vậy tôi dựng đàn đi luôn, không hát nữa. Bởi tôi hát phục
vụ thánh, chứ không phục vụ những yêu cầu nhố nhăng như thế”, cung văn lão
thành Lê Bá Cao khẳng khái.
Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012
Nghệ sĩ ưu tú Đoàn Thanh Bình: KHI CUỘC ĐỜI LÀ NHỮNG “CHUYẾN ĐI”!
Khởi nghiệp bằng
Tuồng, thành danh ở Chèo, lúc luống tuổi lại thử thách với Ca trù. Với NSƯT
Đoàn Thanh Bình, cuộc đời luôn là sự vận động, giống như những “chuyến đi” để trải
nghiệm mong thỏa mãn nỗi đam mê và gắn bó với âm nhạc cổ truyền Việt Nam .
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ: Mộng tơ đồng còn mãi
Đến thăm ông vào một
buổi chiều muộn. Chập tối, cái nhập nhoạng, ủ rũ của miền quê những tưởng được
thể tràn về, song tiếng đàn văng vẳng đâu đây lại khiến lòng người ấm lại. Hóa
ra, nhấp hớp trà tráng miệng sau bữa cơm chiều, ông lại lần dở cây đàn đáy, gẩy
vài đoạn thân thương để nhớ về một chút xa xưa hoài niệm trong quá khứ. Tiếc
nuối về những cây đàn đã mất, nhưng ông có biết đâu, chính mình đã là hóa thân
thành một cây đàn. Tinh hoa chất chứa trong con người nghệ nhân đã đưa ông đến
trình độ xuất thần, để hễ chạm vào bất kỳ cây đàn đáy nào cũng hiện ra hồn cốt
ca trù và cả cái thần cổ nhạc tinh túy. Ông là Nguyễn Phú Đẹ - danh cầm đàn đáy
còn sót lại của thế kỷ trước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)